Thứ 4, Ngày 20 tháng 01 năm 2021, 10:08

ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP

Đau nhức xương khớp là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Người bệnh cần hiểu về nguyên nhân, cách nhận diện để biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

MSM ĐIỀU TRỊ BỆNH XƯƠNG KHỚP !

 

 

Đau nhức xương khớp ở người trẻ và người già là gì?

Đau nhức xương khớp là một triệu chứng điển hình trong nhiều bệnh xương khớp. Triệu chứng này rất thường gặp ở người cao tuổi khi hệ xương khớp suy yếu bởi sự lão hóa tự nhiên. Ngoài ra, môi trường sống, tính chất lao động cũng là yếu tố khiến ngày càng nhiều người trẻ tuổi xuất hiện tình trạng này.

Theo một nghiên cứu trên hơn 2100 người Việt Nam trưởng thành, có tới 14,5% trường hợp đau xương khớp sinh sống tại các thành phố lớn. Trong đó, nguyên nhân gây đau phổ biến nhất xuất phát từ bệnh viêm khớp, tiếp theo đó là do yếu tố chấn thương, lười vận động, ngồi lâu, hoạt động ở tư thế sai, béo phì, thiếu chất, các bệnh xương khớp khác….

Rõ ràng, trước thực tế đời sống ngày càng bận rộn hơn cùng với sự già hóa dân số nhanh chóng, tình trạng đau nhức xương khớp không chỉ là nỗi lo lắng của người già mà cả người trẻ cũng không nên chủ quan. Một số dấu hiệu đau nhức xương khớp điển hình do thoái hóa  là:

triệu chứng của đau xương khớp là gì

Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Trừ các yếu tố do chấn thương vật lý trong lao động, do tai nạn… thì có những nguyên nhân bệnh lý sau gây ra tình trạng này:

  • Bệnh thoái hóa khớp: Đây là tình trạng phần xương sụn bao bọc các đầu xương bị bào mòn, tổn thương do lão hóa tự nhiên. Thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối, viêm màng hoạt dịch khớp. Khi sụn khớp bị hư tổn, các đầu xương cọ xát vào nhau trong quá trình người bệnh di chuyển, vận động gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động.
  • Bệnh gút (gout): Đây là bệnh gây ra do quá trình tích tụ acid uric trong máu, hình thành cách tinh thể nhỏ tập trung tại các khớp gây viêm nhiễm, sưng đau. Bệnh gút thường ảnh hưởng tới khớp ngón chân cái, khớp gối, mắt cá chân, bàn chân… nếu không được điều trị kịp thời để bệnh chuyển sang thể mãn tính có thể gây phá hủy sụn, biến dạng khớp vĩnh viễn, thậm chí là tàn phế.
  •  Loãng xương: Là tình trạng suy giảm mật độ canxi trong xương khiến cho xương bị giòn, xốp và dễ gãy dù chỉ bị va chạm hay chấn thương nhẹ. Trước kia, giòn xương rất phổ biến ở người cao tuổi khiến họ bị đau nhức lưng, đau mạn sườn, đau dọc cột sống thắt lưng… nhưng hiện nay bệnh này có nguy cơ trẻ hóa do thói quen ăn uống và làm việc không điều độ.
  • Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp): Đây là một bệnh rối loạn tự miễn gây sưng đau tại nhiều khớp xương trong cơ thể. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn gây biến dạng, tàn phế.
  • Lao xương: Là bệnh gây ra do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis. Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp háng, khớp gối và xương cột sống, gây ra các cơn đau đớn khổ sở vô cùng.

Hay bị đau nhức xương khớp ở vị trí nào

Tình trạng đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mà mức độ lan tỏa cũng khác nhau. Trong đó, một số vị trí điển hình thường gặp nhất là:

  • Vùng cổ - vai - gáy
  • Vùng thắt lưng
  • Khớp gối, khớp tay
  • Mắt cá chân.
  • Gót chân, các ngón chân

Người đau nhức xương khớp nên ăn gì?

Thực phẩm có nhiều vai trò quyết định đến tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt khi có yếu tố viêm nhiễm. Vì thế, người thường xuyên bị đau nhức xương khớp cần chú ý nên bổ sung những thực phẩm tốt sau vào thực đơn hàng ngày:

  • Các loại cá, dầu cá chứa nhiều Omega - 3: Chất này đặc biệt nhiều trong các loại cá biển. Nó có tác dụng giảm viêm, giảm đau, hỗ trợ nuôi dưỡng và làm lành tổn thương tại sụn khớp.
  • Sữa: Là nguồn cung cấp vitamin D và canxi cho quá trình hình thành tế bào xương, tăng cường sự chắc khỏe của xương.
  • Ngũ cốc, nấm, đậu nành: Là những thực phẩm hỗ trợ chống viêm, kích thích cơ thể sản sinh collagen, thúc đẩy quá trình sản sinh dịch bôi trơn khớp, làm chậm quá trình lão hóa.
  • Trái cây, rau lá xanh: Cung cấp chất xơ, vitamin A, C, K, khoáng chất tốt để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong đó, một số loại củ quả rất tốt cho khớp gồm có: cà chua, chuối, đậu bắp, dứa, xoài, quýt, táo, cam, dưa…
  • Trà xanh, dầu oliu, nghệ, sữa chua, tỏi: Là những thực phẩm giúp giảm đau, chống viêm, giảm co cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì

Ngoài bổ sung những loại thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục tổn thương tại xương khớp, người bệnh cũng cần hạn chế các loại thực phẩm xấu sau:

các thực phẩm kiêng ăn đối với người đau xương khớp

Đau nhức xương khớp dùng thuốc gì?

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây đau xương khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol hoặc có thành phần Paracetamol: Dùng độc lập hoặc phối hợp với thuốc giảm đau khác như Gabapentin, Ibuprofen hoặc Codein.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không có steroid: Điển hình là Naproxen, Indomethacin, Piroxicam…
  • Thuốc kháng viêm: Sulfasalazine, Methotrexat…
  • Thuốc giảm đau thần kinh, vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

Lưu ý: Thuốc điều trị đau nhức xương khớp cần dùng theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận.

Cách điều trị đau nhức xương khớp bằng Đông y

Ngoài thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng một số các bài thuốc Đông y đơn giản sau để giảm cơn đau nhức:

Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cỏ xước đặc biệt là phần rễ chứa rất nhiều hoạt chất saponin và alcaloid. Đây là những chất có khả năng chống viêm và giảm đau tự nhiên. Để trị đau nhức xương khớp, người bệnh làm như sau:

  • Dùng 10-15g cỏ xước khô rửa sạch, sắc với 500ml nước. Dùng nước này chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong nhiều ngày.

Bài thuốc từ cây trinh nữ (xấu hổ) trị đau nhức xương khớp toàn thân

Trong nhiều tài liệu y học cổ truyền đã đề cập đến tác dụng giảm viêm sưng, chữa đau nhức xương khớp, tay chân tê bại của rễ cây xấu hổ. Người bệnh áp dụng như sau:

  • Lấy rễ cây xấu hổ rửa sạch, thái mỏng rồi tẩm rượu trắng, sao thơm. Dùng 20-30g rễ sắc với 400ml nước cho tới khi còn khoảng 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, liên tục trong 1 tuần.

Bài thuốc đông y trị đau nhức xương khớp từ lá lốt

Lá lốt trong Đông y được đề cập nhiều với công dụng chữa tê thấp, chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối, bệnh phong thấp… Để giảm đau nhức xương khớp người bệnh áp dụng như sau:

  • Cách 1: Dùng 20gr lá lốt tươi hoặc 10gr lá lốt khô sắc cùng với nước uống trong ngày.
  • Cách 2: Dùng lá lốt sao thơm với muối hạt rồi đắp lên vùng sưng đau.
Liên hệ